#Cho_Alaska #Giong_Cho_Alaska #Cho_Alaska_An_Gi #Cham_Soc_Cho_Alaska #Giong_Cho_Quy_Toc #Thu_Cung #Cho_Cung #MBN #MuaBanNhanh #VIPMuaBanNhanh #LyMuaBanNhanh #TPHCM #VietNam
Chó Alaska ăn gì
Cho ăn là vấn đề thường khiến người nuôi chó đau đầu vì Alaska kén ăn, đòi hỏi chế độ ăn giàu protein từ thịt (đặc biệt là thịt bò), không thích ăn cơm và rau. Vậy bạn nên cho em chó Alaska ăn gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn thức ăn cho chó Alaska và cách cho Alaska ăn uống khoa học!
Giống như các giống chó tuyết, chế độ ăn của chó Alaska yêu cầu giàu protein, tuy nhiên không lại không đòi hỏi hàm lượng protein cao và khắt khe như chó Husky. Vì vậy, ngoài việc tự nấu ăn cho em Alaska, bạn vẫn có các lựa chọn khác là thức ăn sẵn cho chó. Có thể là thức ăn dạng khô, mềm hoặc dạng bột. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì là việc quan trọng nhất.
Thức ăn khô là tốt nhất cho em Alaska vì có thành phần protein cao từ 21 – 27%, thành phầnchất béo từ 10 – 14% (hoặc loại 24 – 30% protein, 14 – 20% chất béo cho những chú chó tập thể dục nhiều). Thức ăn đóng hộp thường chỉ có khoảng 12% protein, và thưc ăn mềm đóng gói có khoảng 20%. Hàm lượng protein hợp lý nhất với 1 em chó Alaska bình thường là 21 – 24%, những em cún và những chú chó thể dục nhiều sẽ cần hàm lượng cao hơn.
Những chú chó Alaska lớn sẽ thích những loại thức ăn dạng viên vì chúng giữ cho răng miệng sạch, và có thứ để nhai + luyện răng. Những chú cún Alaska dưới 3 tháng tuổi thường thích thức ăn dạng bột vì dễ tiêu hóa và hấp thụ. Cũng phải lưu ý rằng, hầu hết các loại thức ăn sẵn cho chó đều chứa một hàm lượng chất độn nhất định (không có giá trị dinh dưỡng), chất độn này không phải vô ích, chúng giúp cho phân chó khô và giúp chúng đi ngoài dễ hơn. Tuy nhiên tỉ lệ chất độn không nên vượt quá 10%.
Một vấn đề quan trọng nữa là thức ăn sẵn thường thiếu hụt chất béo, do đa phần các giống chó không thích chất béo. Chó Alaska cũng vậy nhưng chất béo rất cần thiết, chúng giúp lông bóng mượt, tăng khả năng hấp thụ vitamin (một số loại vitamin chỉ có thể được hòa tan trong chất béo). Vì vậy khi cho ăn, bạn nên trộn thêm dầu thực vật, hoặc cho ăn bổ sung một chút mỡ cá. Thêm một chút mỡ lợn có thể được nhưng tránh cho ăn mỡ lợn vì chúng có thể bị đi ngoài.
Nếu bạn không có nhiều thời gian chế biến thức ăn chó thú cưng có thể tìm đến các dịch vụ thú cưng để mua thức ăn cho chú chó Alaska của bạn
Ngoài thức ăn sẵn, bạn cũng nên cho chó Alaska ăn các loại thức ăn tự nhiên để tránh nhàm chán, và bổ sung thêm dinh dưỡng mà thức ăn sẵn còn thiếu. Cho ăn xen kẽ, 1 bữa thức ăn sẵn, 1 bữa thức ăn tự nấu là tốt nhất. Các loại thức ăn mà Alaska thích gồm:
Thức ăn tự nhiên cho chó Alaska
Thịt bò là thứ chúng thích nhất vì rất giàu dinh dưỡng và ít mỡ, thịt lợn nạc (thật nạc), thịt gà (lườn gà là tốt nhất), cá (cá biển sẽ tốt hơn vì nhiều đạm và ít mỡ hơn).
Alaska không thích thịt lợn nhưng lại rất thích nội tạng lợn vì chúng rất giàu protein, dễ tiêu hóa và ít mỡ. Nội tạng có thể là gan, lòng phèo, phổi, tim, cật hoặc óc.
Alaska cũng rất thích ăn trứng vịt lộn. Những em nhỏ dưới 4 tháng có thể cho ăn 1 quả/bữa, những em lớn hơn có thể cho ăn 2 quả, hoặc 1 quả kèm theo các loại thức ăn khác.
Cung cấp tinh bột, bổ sung thêm năng lượng.
Bổ sung thêm các loại vitamin, giúp ngăn rụng lông và tăng sức đề kháng. Chó Alaska rất không thích ăn cơm và rau quả, vì vậy bạn cần tập cho chúng ăn từ bé. Nên trộn cơm, hoặc cháo, và rau quả với thịt xay nhuyễn để bắt chúng ăn. Nếu ăn thiếu rau quả, chúng sẽ tìm nguồn khác bổ sung bằng cách ăn cỏ, lá cây hoặc phân của những con vật khác.
Khối lượng và tần suất cho chó Alaska ăn khá tương đồng với chó Samoyed (do kích thước và môi trường sống tương tự nhau) nên bạn có thể tham khảo bài viết Cách cho chó samoyed ăn uống khoa học.
Không nên cho chó Alaska ăn đồ sống. Ở phương Tây người ta vẫn cho chó Alaska ăn đồ sống, tuy nhiên thức ăn sống ở Việt Nam không được “sạch” (dư lượng tăng trọng, chất bảo quản, đồ Trung Quốc,…). Thêm vào đó, thức ăn sống có thể chứa các loại ký sinh nhiệt đới mà hệ tiêu hóa của Alaska, vốn chỉ ăn thức ăn ôn đới, không loại bỏ được.
Chỉ nên cho ăn theo bữa và để thức ăn khoảng nửa tiếng rồi cất đi để tập cho em Alaska thói quen phải ăn ngay khi được cho ăn, không sẽ bị đói.
Những em Alaska đói sẽ rất nghe lời, vì vậy bạn có thể huấn luyện chúng trong lúc đói, với phần thưởng là thức ăn. Vừa cho ăn, vừa huấn luyện hiệu quả, 1 công đôi việc. Xem thêm bài viết Cách nuôi và huấn luyện chó Alaska.
Đoán chế độ dinh dưỡng của em Alaska qua phân. Việc xem xét phân em Alaska có vẻ không hay ho lắm, tuy nhiên là cách hiệu quả để biết được tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn đã hợp lý hay chưa. Nếu em Alaska đi ngoài khó khăn và ra phân cục to, khả năng cao thức ăn chứa quá nhiều chất độn (hơn 10%). Nếu đi ngoài đi ngoài không thành cục, thức ăn quá ít chất độn hoặc em chó đã không ăn rau. Nếu đi ngoài ra phân loãng, có thể bạn đã cho ăn nhiều mỡ khiến em chó bị đi ngoài.
Chúng tôi sẽ đưa ra một số những kinh nghiệm xương máu về cách nuôi chó Alaska được đúc rút ra từ thực tế, chia sẻ cùng các bạn yêu thích dòng chó kéo xe này.
5 kinh nghiệm nuôi chó Alaska
Bạn đã thích và muốn nuôi một chú chó Alaska và sẵn sàng đang chờ ngày để đón 1 em về nhà, tuy nhiên bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất sứ của chó nhé. Chỉ sợ nhất là mấy ông bán buôn chó, không rõ lai lịch, vì tiền có khi lại bán cả chó bệnh ấy. Mà tốt nhất là nên tìm mua chó Alaska được sinh nở ở Việt Nam, đến tận nhà chủ chó xem luôn, rồi thích em nào khỏe mạnh, nghịch ngợm là bắt được. Nếu các bạn có bắt chó của Tung Của, thì tốt nhất là không nên bắt chó con. Vì là chó con sau khi di chuyển xa, dễ sinh bệnh.
Dù bạn có nuôi bất kỳ loại chó nào đi chăng nữa, thì hơn hết, các bạn cần giữ vệ sinh chó chó. Đặc biệt là những giống chó có bộ lông tốt như chó Alaska, chó husky, hay chó Samoyed. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nói chung sẽ giúp chó khỏe mạnh hơn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh chuồng, bát đựng thức ăn còn thừa, đồ ăn thức uống. Chính thói quen vệ sinh sạch sẽ giúp cách nuôi chó Alaska của nhiều bạn hạn chế được khá nhiều bệnh tật, Chịu khó một chút chăm bẵm cho chúng thì đỡ vất vả về sau hơn.
Nếu bạn có chuồng chó và đôi khi nhốt chúng, thì chuồng phải luôn đảm bảo rằng, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nhất là chó con mới bắt về nhà, thời gian đầu các bác không nên dắt chó đi chơi nhé. Khoảng chục ngày đầu tiên, cách nuôi chó Alaska của mình là để chúng ở nhà, cho chơi và hoạt động quanh nhà, sân vườn, thì tốt hơn để cho chúng quen với môi trường và thực sự gần gữi với mình đã.
Mới thời gian đầu bắt chó về nhà, nhiều đồng chí cứ chăm chăm cái giẻ và cuộn giấy vệ sinh để đi lau nước đái với lau cứt chó. Nhưng theo mình thì nghĩ rằng, chiều thì chiều thật nhưng không để chó hư. Các bạn nên tập cách dạy cho chó đi vệ sinh đúng chỗ ngay từ thời gian này, cũng là vừa giữu vệ sinh nhà cửa mà cũng chính là giữ vệ sinh cho chính nó.
Thường thì nhiều chủ bản chó con họ thường tiêm 2 mũi 7 bệnh rồi, Tuy nhiên có nhiều người không tiêm. Với những trường hợp như thế, Cách nuôi chó Alaska của mình là khi bắt chó con Alaska về, không tiêm luôn mà để khoảng 2, đến 3 ngày khi chó đã quen dần và phục hồi sức khỏe hoàn toàn khi vừa phải di chuyển thì mới mang chó đi tiêm phòng. Mà cũng không được để chễ quá 3 tuần kể từ khi tách mẹ nhé (lúc tách khoảng 2 tháng tuổi).
Thời gian mới bắt chó con về, vì chưa quen với cách ăn uống, và một số đàn vẫn bị phụ thuộc vào chó mẹ. Trước khi bắt chó, bạn nên hỏi kỹ người chủ là họ thường xuyên cho chó con ăn như thế nào? Khẩu phần ra sao? Thời gian đầu, bạn cho chó con ăn với khẩu phần tương tự như ở nhà cũ của chó con nhé. Rồi sau một thời gian ngắn, chó con sẽ quen dần, chúng ta có thể cho chó ăn theo thực đơn của mình. Nhưng cách nuôi chó Alaska của mình là thường cho chó ăn từ đồ ăn nhã cho đến khô. Thức ăn gồm các phần chính như, thịt nạc, cơm nát, rau muống hoặc củ rau gì khác mà chó thích. Khi chó lớn hơn một chút, bạn có thể chó chúng ăn đồ khô hơn. Đừng vì chăm sóc chó Alaska nhiều quá mà ép nó ăn nhiều quá đấy, một ngày theo mình ăn từ 3 đến 4 bữa là ok rồi. Đặc biệt thức ăn cho chó, bạn không nên cho chó ăn thức ăn tanh, mặn, hoặc đồ nhiều mỡ lợn, mỡ động vật nhé. Hệ tiêu hóa của chó còn rất kém nên rất dễ bị ủ bệnh và gây ra nhiều bệnh đường ruột nguy hiểm cho chó. Tầm chó nho nhỏ mà dính pravo hoăc carre thì xác định 90 % là cụ đi văn điển luôn.
Khi chó lớn rồi, cách nuôi chó Alaska của mình là sẽ cho chúng gặm xương ống để cho chúng chắc răng không cho ăn quá nhiều sương vì chó rất dễ bị đi kiết. Chó mà đi kiết thì cũng mệt lắm đấy. Thỉnh thoảng bạn chó chó Alaska uống thêm canxi nhưng chỉ ít thôi, tùy vào độ tuổi cân nặng, cái này bạn có thể hỏi kỹ hơn bác sỹ thú y nhé.
Đối với chó Alaska, chúng có bộ lông thì khá dày và rậm. Vẻ đẹp của một chú chó được đánh giá rất nhiều qua bộ lông của chúng. Để chó đẹp thì tất nhiên bạn cần nhiều thời gian chăm sóc cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông cho chó nếu bạn có thời gian 1 ngày 1 lần nhé.
Khi bạn tắm, đừng nên lấy xà bông của người tắm cho chó, độ ph cao khiến lông chó xơ đấy. Dùng các loại sữa tắm chuyên dùng cho chó ấy nhé. Và nếu tắm cho chó, bạn cũng cần lưu ý hãy tắm cho chó đúng cách. Vì lông chó khá tốt nên khi tắm xong, nên cách nuôi chó Alaska của mình là lau khô lông cho chúng, đừng để lông bị ẩm ướt, dễ sinh bệnh viêm da hay bệnh về đường hô hấp mà điển hình là bệnh ho cũi chó ấy nhé.
Nhân tiện phần chăm sóc lông mình nói thêm chút, là nhiều bác thấy chó nóng nên thương, mà nhà lại đang có điều kiện, cho em nó vào phòng bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, điều này không làm chó sướng đâu mà chỉ khổ vì bệnh ho cũi chó thôi. Trong một môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến chó bị mắc bệnh đường hô hấp là chuyện tất lẽ thôi. Nên các bạn hãy chú ý một chút nhé.
Hy vọng với một số những kinh nghiệm nuôi chó Alaska ở trên có thể giúp các bạn trong việc nuôi nấng em chó nhà mình nhé.
4 bệnh thường gặp ở chó cảnh như chó Alaska
Bệnh ký sinh trùng cũng là một trong các bệnh thường gặp ở chó. Bất kể loại chó nhà bạn là chó to hay chó nhỏ, nó không phân biệt loại chó, độ tuổi, kích cỡ…
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở chó đó là môi trường sống không được sạch sẽ, hoặc có thể bị lây lan từ con này sang con khác. Trong một đàn, nếu 1 con bị ký sinh trùng bám vào lông, mà để chúng sinh sôi nảy nở thì thực sự rất tai hại. Bạn cần phải luôn luôn theo dõi đàn chó nhà mình, để có những biện pháp phòng ngùa và trị bệnh ngay khi mới chớm lây bệnh.
Đó là điển hình các bệnh thường gặp ở chó , và thường tỷ lệ ở chó con từ 2 đến 7 tháng tuổi thường có nguy cơ mắc ký sinh trùng nhiều hơn . Vì một phần ở đội tuổi này, chó con rất hiếu động, nghịch ngợm và đôi khi không biết tự chăm sóc cho bản thân, chúng giống như những đứa trẻ mới lên 5 vậy.
Trong giai đoạn này, bạn cần thường xuyên chăm sóc và tắm cho chúng, nhất là phải chú đến điều kiện vệ sinh hằng ngày của chó.
Đối với căn bệnh này, có rất nhiều cách chữa trị như dùng các loại lá cây có tính chất diệt ký sinh trùng như lá xoan, lá ổi… hay có thể dùng dung dịch chứa dầu khoáng. Đôi khi có nhiều người dùng biện pháp là tiêm thuốc trị ký sinh trùng trực tiếp vào cơ thể chó. Biện pháp này thực sự không nên làm vì có thể ve rận sẽ chết hết, nhưng chó nhà bạn lại có nguy cơ mắc một số các bệnh về gan rất cao.
Một số ký sinh trùng phổ biến như: Chó bị ghẻ, ve, rận, bọ chét, các loại nấm ghẻ khác… không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của chó mà có ảnh hưởng một cách gián tiếp, khiến cho chúng bị ngứa ngáy khó chịu, nếu bị nặng thì có thể bị lở loét. Nếu để về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe của chó. Chính vì thế, nệu bị mắc bệnh, các bạn nên chữa trị kịp thời.
Nói đến bệnh viêm ruột ở chó, thì thực sự những người có thâm niên nuôi chó cũng phải ngán mỗi khi gặp các vấn đề này. Đây là các bệnh thường gặp ở chó và rất khó chữa, có những bệnh khi mắc phải gần như là đến 90 % là tử vong.
Môt số bệnh về đường ruột ở chó thường gặp như bệnh tiêu chảy, bệnh Pravovirut, Bệnh Care… Đây được cho là các bệnh thường găp ở chó mà nguy cơ mắc bệnh khá cao và khá là khó chữa.
Về nguyên nhân gây bệnh có thể có rất nhiều song có một số nguyên nhân đặc trưng như:
Từ trước đến nay, căn bệnh ung thư cũng là một trong các bệnh thường gặp ở chó tuy nhiên trước đây người ta không chú ý đến nó. Và thời gian gần đây, căn bệnh ung thư ở chó mới được mọi người quan tâm đến nhiều hơn.
Bệnh ung thư ở chó nó phát triển không khác gì căn bệnh ung thư ở người. Khi ngày càng tuổi thọ trung bình của những chú chó ngày càng tăng lên thì tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Những khối u to lên theo thời gian bởi những tế bào có bộ gen lạ hoặc là một sự tăng sinh đột biến của mô. Nếu chó bị mắc bệnh này, thì thường có những biểu hiện chó bị sốt, giảm cân nhanh, và bỏ ăn.
Lúc này bạn cần đưa chó đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức nếu như có những biểu hiện trên.
Một trong những căn bệnh phải nói là “kinh điển” ở tất cả các loài chó đó là bệnh dại. Trong giai đoạn những năm ở thập niên 80, 90 thì chó mắc bệnh dại tương đối nhiều. Bệnh dại là căn bệnh có nguyên nhân từ Virus Dại, nó gây ra nhiều triệu chứng dễ nhận thấy và kịch liệt trên con vật. Chỉ cần một vết cắn của con vật mang bệnh, chú chó của bạn sẽ bị loại virus nay xâm nhập và gây bệnh. Một vết cắn gây rách da là một vết cắn vô cùng nguy hiểm.
Nhưng trong những năm gần đây, Tại Việt Nam, căn bệnh này đã được khống chế rất nhiều vì các chính sách bắt buộc tiêm phòng dại cho tất các các loại chó mèo trên toàn quốc.