yeucun.com yeucun.com

Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi chăm sóc chó Alaska

Đã xem: 175
Cập nhât: 4 năm trước
Dù là cái hay đực thì chó Alaska luôn rất vâng lời, trung thành, chịu khó tập luyện, có khả năng nhớ đường tốt

Những tiểu tiết cực quan trọng khi chăm sóc chó Alaska

Thông minh, thân thiện, thích trẻ con và hòa đồng với các vật nuôi khác, kể cả mèo. Dù là cái hay đực thì chó Alaska luôn rất vâng lời, trung thành, chịu khó tập luyện, có khả năng nhớ đường tốt. Những ưu điểm đó đã khiến cho giống chó này rất được lòng những người yêu chó, tuy nhiên khi muốn nhận nuôi và chăm sóc chó Alaska, bạn sẽ phải có chế độ chăm sóc hợp lý để chúng khỏe mạnh và hoạt bát.

Kiểm tra kỹ nguồn gốc của chó Alaska trước khi mua

Dù đã rất thích một con chó Alaska nhưng việc đầu tiên bạn nên làm khi quyết định nuôi loại chó này là tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất sứ của nó vì rất có thể chú chó Alaska bạn mua đang ủ bệnh trong người, chưa nói đến chi phí chữa chạy, căn bệnh có thể lây lan sang các thú cưng khác bạn đang nuôi. 

Chó Alaska thuần chủng

Chó Alaska thuần chủng

Vệ sinh cho chó Alaska

Khi xác định nuôi bất cứ một con vật nào làm thú cưng, bạn đều phải giữ vệ sinh cho nó như chính bản thân mình. Đặc biệt là những giống chó có bộ lông dày, tốt như chó Alaska, chó Husky, hay chó Samoyed. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nói chung sẽ giúp chó khỏe mạnh hơn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh chuồng, bát của chúng để giúp thú cưng của bạn hạn chế được một phần bệnh tật. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi của chúng thoáng mát khi nóng, ấm áp khi lạnh. Chó Alaska dễ bảo nên ngay khi đem về nhà nuôi bạn nên để cho chúng loanh quanh trong nhà làm quen với môi trường và tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Đưa chó Alaska đến trạm thú y đều đặn

Đưa thú cưng đến trạm thú y để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một việc rất thiết thực trong việc chăm sóc nó, không chỉ đối với chó Alaska mà còn nên làm với tất cả các loại thú cưng khác. Nếu không thể đến trạm thú y lâu dài, ít nhất cũng nên đến vài tháng đầu để được tiêm phòng cẩn thận và kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu. 

Chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi chó Alaska

Có thể chia ra làm 3 đến 4 bữa/ngày tùy theo khả năng ăn của chó. Nếu bắt chó con, thời gian đầu nên cho chó con ăn với khẩu phần ăn tương tự như ở nhà chủ cũ, sau một thời gian làm quen, bạn có thể cho ăn theo thực đơn của mình. Thức ăn của chó Alaska có thể gồm thịt nạc, cơm nhão, loại rau mà nó thích, thỉnh thoảng bổ sung thêm thức ăn có canxi như trứng vịt lộn, cổ gà tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều. Đặc biệt không nên cho ăn nhiều thức ăn tanh, mặn, đồ nhiều mỡ bởi vì có thể khiến chúng bị bệnh đường ruột.

Rèn luyện thói quen vận động cho chó Alaska

Nơi ở lý tưởng cho một chú chó Alaska là một ngôi nhà có sân rộng, đủ không gian để chúng chạy nhảy, hoạt động. Tuy chúng có thể sống ở một nơi chật hẹp nhưng cần phải cho chúng tập thể dục hàng ngày, đó là nhu cầu rất thiết thực của loài cho kéo xe. Nếu không được hoạt động đủ, chúng sẽ sinh ra bực bội, phá phách. Vì vậy nếu yêu thích và muốn sở hữu một chú chó Alaska, bạn phải sẵn sàng tinh thần hoạt động cùng với nó, dắt nó đi dạo thường xuyên.

Chăm sóc lông cho chó Alaska

Đối với chó Alaska, chúng có bộ lông tốt, dày, đều và rậm. Vẻ đẹp của một chú chó được đánh giá rất nhiều qua bộ lông của chúng. Để có một chú chó Alaska đẹp long lanh thì tất nhiên bạn cần nhiều thời gian chăm sóc không chỉ sức khỏe bên trong mà còn cả vẻ ngoài cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông cho chó Alaska, tốt nhất là một ngày một lần. Khi tắm nên dùng sữa tắm chuyên dụng dành cho chó, có độ pH vừa phải khiến lông chó không bị xù và xơ. Khi tắm xong nên lau khô lông cho chó Alaska ngay vì nếu để lông bị ẩm ướt, sẽ rất dễ sinh bệnh viêm da hay bệnh về đường hô hấp. Nếu không có thời gian tắm ướt, bạn có thể thi thoảng tắm khô cho chó Alaska bằng cách thoa phấn rôm trẻ em rồi sấy khô cho thơm tho.

Hướng dẫn chăm sóc chó Alaska mang bầu và nuôi con

Thú Cưng Mua Bán Nhanh xin gửi đến các bạn một bản hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc chó Alaska từ lúc phối giống, mang bầu, đỡ đẻ, sinh con, nuôi con. Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân và của các bậc tiền bối đi trước cũng như tham khảo sách hướng dẫn chăm sóc chó của các tổ chức hiệp hội chuyên về dòng chó Alaska trong và ngoài nước.

Cách chăm sóc chó mang bầu

Thời gian chó mẹ dễ bị sảy thai là ngày thứ 28-45 cho nên ace phải chăm sóc thật kỹ lưỡng chó mẹ trong suốt thời gian mang thai :

Chăm sóc chó alaska mang bầu

Chăm sóc chó alaska mang bầu 

Không cho chồm nhảy cao, chạy nhanh, đánh nhau, hay stress.

Cho chó mẹ ăn chế độ tăng cường đạm cùng bí đỏ, bí xanh, rau dền, rau muống bởi chó mẹ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt khi nuôi con trong bụng.

Chó mẹ đến 45 ngày thai thì ace nên bắt đầu cho ăn Canxium và photphorua tùy theo thể trọng của chó mà hàm lượng khác nhau và thỉnh thoảng nên bồi dưỡng chó mẹ ít xương sụn để tăng lượng can xi cho chúng. (Hiện tại chỗ mình có loại thuốc dưỡng thai chuyên dụng mỗi ngày cún đều được ăn 1 lượng đủ các thành phần Calcium,Phosphorus, magie, w3,w6,w9...)

Hàng ngày nên cho chó mẹ ăn canxi, bởi khi chó mẹ nuôi con , con bú nhiều chó mẹ sẽ hạ can xi – co giật, không cấp cứu kịp thì chó mẹ sẽ ngạt thở, cứng cơ và chết.

Điều quan trọng không kém là trước khi tiên liệu sẽ cho chó mẹ đẻ mổ, cấm tuyệt đối không cho chó mẹ ăn bất cứ thứ gì trước ba (03) tiếng đồng hồ. Để kiểm tra chó mẹ, bạn có thể quan sát khi chó bắt đầu có dấu hiệu chạy quẩn chạy quanh kiếm ổ, quào ổ là thời gian ta bắt đầu tính để không cho chó ăn từ lúc đó.

Khi chúng quần ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở gấp, lưỡi thè dài ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ càng tới gần, bụng gồ lên- trườn xuống phía bụng dưới. Bạn thấy chó mẹ gồng mình lên để rặn và bạn để ý xem túi thai bóng chứa dịch ối sẽ lòi ra ngay cửa âm hộ chó mẹ, bạn đỡ giúp chó mẹ hay để tự nó rặn. Bạn chờ cơn rặn kế tiếp, bạn sẽ đỡ xoay, kéo nhẹ nhàng cún con ra còn nằm trong túi thai. Xé nhanh túi thai, dùng “panh” kẹp cuốn rốn, chuẩn bị vài khăn mềm vừa làm khô chó con, vừa đưa lên ngay miệng cho chó mẹ nó liếm, dùng tay mát xa vùng bụng chó mẹ theo chiều xuống để giúp chó mẹ đẩy các túi nhau còn lại ra dần cho chó con kế tiếp theo cơ hội chui ra.

Nếu chó con có biểu hiện ngạt nước ối ( người mềm nhủn ít cử động), bạn cầm chú chó con trên 2 tay, xoay đầu ra trước , vảy xuống nhẹ nhẹ để làm nước ối văng ra khỏi mũi miệng và mát xa hai bên phổi cho cún ngay. Tới khi bạn thấy chú cún tự thở được và khóc tiếng khóc chào đời là bạn yên tâm. Kỹ hơn, bạn có thể sắm thêm dụng cụ hút đàm ( dùng cho trẻ sơ sinh) có bán tại các cửa hàng dụng cụ y khoa .

Xong xuôi, bạn pha khoảng 100 cc nước trà đường pha chút muối ấm cho chó mẹ uống- cuộc vượt cạn của chó mẹ đã thành công

Tránh gió, tránh người lạ, ăn đồ ăn ấm, không mỡ hành dành cho chó mẹ- một ngày 4 lần ăn, 3 lần sữa, bảo đảm chó mẹ lẫn con tròn trịa mạnh khoẻ.

Dấu hiệu của chó Alaska mẹ hạ can xi : Thở nhanh- sau đó lè lưỡi ra- tiếp đó là chân tay cứng, đứng lên không được, nhìn bắp cơ thấy giật giật liên hồi. Cấp cứu ngay lập tức bằng cách dùng calcisandoz 500mg. Bẻ 1/4 viên pha với nước bơm vào miệng từng chút một cho chó mẹ rồi mang đi cấp cứu ngay. Đừng quên giữ ấm chó mẹ nhưng không quá nóng.

Xử lý khi chó mẹ vừa sinh

Cần dự kiến thời gian sinh:

  • Căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần phối và thời gian phối . Khác với phương Tây chỉ phối duy nhất 1 lần, ace tại VN thường yêu cầu phối 2 lần.
  • Quan sát độ to nhỏ của bụng để đoán số lượng thai :
  • Bụng nhỏ, số thai càng ít thì thời gian mang thai càng đc kéo dài. ACE nên để ý những chó cái mang bầu trên 64 ngày mới sinh thì số lượng chó con sẽ ít. Đặc biệt có trường hợp chó mẹ chửa đến 68 - 70 ngày thì chó con cũng đặc biệt ít hơn.
  • Ngược lại thai càng nhiều chó mẹ sẽ đẻ càng sớm, có con 57 - 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con ‘già ngày hơn’.

Các dấu hiệu khi chó mẹ sắp đẻ

  • Có sữa trước khi sinh khoảng 3 - 4 ngày.
  • Có thể nhìn hoặc sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng.
  • Chó mẹ ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép. Trước giờ G 2 - 4 tiếng, chó bỏ ăn, ỉa ‘xón’, đái “dắt”, rên siết trong cổ họng, thở gấp, đi lại có vẻ bồn chồn, cào bới có phản xạ “làm ổ”,
  • Dĩ nhiên ace đã chuẩn bị chỗ đẻ cho chó mẹ, nhưng lưu ý phòng dành cho chó mẹ đẻ cân thoáng mát, đủ ấm, đủ ánh sáng, nhất là phải tuyệt đối yên tĩnh, hạn chế tiếp xúc với người và tất cả chó khác.
  • Cần thiết đóng khay gỗ (whelping bed) cho chó đẻ, kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, cao tối đa 20 cm, lót vải sạch. –
  • Không ép chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh.
  • Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như: thịt, sữa, thậm chí có ace cho ăn cả trứng vịt lộn, …
  • Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng 4 – 6 tiếng sau không đẻ, không có cơn rặn,… cần mời Bác sỹ thú y thăm khám và tư vấn.
  • Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.

Có nên can thiệp ‘đỡ đẻ’ không?

  • Tốt nhất là để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.

Thế nào là ‘đẻ khó’?

  • Đau đẻ lâu từ 6 – 8 giờ mà chưa đẻ - Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra.

Thế nào là ‘ngôi thai ngược’?

  • Đối với loài chó, khái niệm “thai ngược” không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước mà là ‘tư thế thai’.
  • Các ngôi thai ngược được hiểu như sau:
  • Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ có 1 chi thò ra.
  • Ra một hoặc hai chi trước nhưng đầu không ra.
  • Đuôi ra trước nhưng một hoặc hai chân sau không ra.

Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế ‘thuận’ của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.

Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?

  • Ăn nhau thai là phản xạ tự đỡ đẻ và chó mẹ tự cắn rốn cho con.
  • Nếu can thiệp đỡ đẻ cũng chỉ nên cho chó mẹ ăn 1 – 2 nhau thai thôi, vì dễ gây đầy bụng khó tiêu sau khi sinh.

Cắt rốn như thế nào?

  • Cột cuốn rốn cách da bụng 1 cm bằng chỉ cọng lớn sau khi đã sát trùng tốt để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván hoặc kẹp bằng pince cầm máu.
  • Không nên cắt quá sát da bụng hoặc để chó mẹ tự cắn rốn cho con dễ bị sa ruột (hernia rốn) về sau.

Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau khi sinh?

  • Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.

Những điều cần thiết phải làm sau khi chó mẹ sinh xong?

  • Cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng.
  • Để mẹ con yên tĩnh.
  • Dọn dẹp sắp xếp lại ổ đẻ, thay mới lót đẻ bằng vải khô, sạch.
  • Vệ sinh lau khô sạch chó con. Có đôi khi vì chó mẹ quá ham con nên ace nên vừa vệ sinh chó con vừa để chó con trước mặt cho chó mẹ liếm con.
  • Vệ sinh thật sạch vùng lông đuôi và phần mông của chó mẹ.
  • Dùng nước vệ sinh phụ nữ pha loãng thường xuyên rửa âm hộ chó mẹ có khi cả tuần mới hết dịch nhờn
  • Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ đẻ dễ làm chó con bị kẹt không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè dẫm chết con.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó 1-2 tháng tuổi (đặc biệt là chó Bắc Kinh)

Chào các bạn. Mình mới tậu một em cún 2 tháng tuổi nhưng vì không có kinh nghiệm nuôi cún con nên mình rất phân vân. Minh xin mạn phép lập topic này để mọi người có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm nuôi một chú cún 1-2 tháng tuổi. Các bạn nào có kinh nghiệm nuôi cún con xin chia sẻ kinh nghiệm giúp mình nhé.( Nguyễn Hải Đăng )

Kinh nghiệm chăm sóc chó con

Kinh nghiệm chăm sóc chó con

Ý kiến bạn đọc

Bạn Minh Hằng chia sẻ: Mấy hôm nay trời nóng nực, bé cún của mình hình như không ngủ được, cứ di chuyển liên tục để tìm chỗ ngủ mát mẻ. Mình cũng sốt ruột, lên mạng tìm hiểu thì thấy mọi người bảo không nên cho cún nằm điều hòa, hay nằm trước quạt, dễ nhiễm lạnh. Nhưng nhìn cún không ngủ được, cứ rên ư ử, mình sốt ruột lắm. Thương lắm.  Thế là nghiên cứu, hỏi han khắp nơi, mình đúc rút ra kinh nghiệm như sau:

Đặc tính: Chó là loài máu nóng, nên trời nóng sẽ rất khó chịu, có khi còn bỏ ăn, lâu dài cún sẽ gầy đi.

Biện pháp số 1: Cách làm: Dùng 1 chiếc khăn xô, vò qua nước mát, sau đó vắt còn âm ẩm, lau người cho cún. Không nên lau người cho cún thường xuyên, dễ bị các bệnh về da. Ưu điểm: Cún mát, lại không sợ bị nhiễm lạnh. Nhược điểm: Mất công, cứ 10-15p lại phải lau cho cún một lần, cún ngủ không yên giấc, mà chủ cũng không rảnh rang để chầu chực lau người liên tục cho cún được. Nhưng mình khuyến khích, với các bé cún thể trạng yếu, hay đang ốm hoặc mới ốm dậy, nên dùng cách này để hạ nhiệt cho cún nhé.

Biện pháp số 2: Cách làm: Bật điều hòa ~ nhiệt độ 28-30 độ (thường mình để 30 độ), nhưng không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2-3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Nếu muốn dẫn cún ra ngoài, bạn cần phải mở cửa một lúc, cho nhiệt độ tán bớt về nhiệt độ bình thường, để cún thích nghi với nhiệt độ. Không nên đang trong phòng điều hòa, mà bế cún ra khỏi phòng (có nhiệt độ cao hơn).

Khi tắm cho cún xong cũng vậy, cần lau cho cún sạch sẽ, sấy khô lông rồi mới ôm ra phòng đang bật điều hòa nhé. Ưu điểm: Tiết kiệm công sức, cún mát mẻ, ngủ yên. Nhược điểm: Không phải nhà bạn nào cũng có điều kiện bật điều hòa cả ngày + nếu không chú ý mà để nhiệt độ thấp quá sẽ vô cùng nguy hiểm. Chú ý: Vệ sinh điều hòa thường xuyên cho sạch sẽ, không nên để lâu, cáu bẩn, khi bật điều hòa, mùi bụi rất rõ, hít vào không những ảnh hưởng tới sức khỏe của cún cưng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Biện pháp số 3: Cách làm: Bật quạt số nhỏ (hoặc quạt màn). Chú ý: Cách này lưu ý một chút là không nên để quạt hướng thẳng vào mặt cún. Chỉ nên bật quạt rồi đặt quạt trên cao (hoặc chỗ nào cún không đến gần được, vì cún nóng, rất thích nằm trước quạt, cứ nhắm thẳng quạt mà nằm ấy) để gió tản ra, cún nằm dưới đất là okie nhé!

Bạn Thu Hằng chia sẻ: Thực ra nhiều chuyện bạn chia sẻ không đúng đâu bạn à. Chẳng hạn chuyện lau người cho cún. Lau như thế, đảm bảo sau tầm 1 tuần kiểu gì cũng bị nấm Nằm điều hoà, nó không quá hại như người ta vẫn thổi phồng. Cần chú ý, phòng bật điều hoà nên có quạt phun sương. Như vậy không khí không bị khô. Cún nhà mình nuôi trong phòng điều hoà (mùa hè) đã vài năm nay, mà chẳng bị sao cả

Cách đơn giản để k bị quá nóng, là tỉa ngắn lông với dòng cún dài lông, bật quạt thì để quạt quay, k để chĩa thẳng vô mặt cún. Tiếp theo nữa là, BS không phải luôn đúng, đặc biệt là BSTY. Vô cùng nhiều người phán bệnh bừa bãi vô tội vạ. Và rất tiếc, số ng phán bừa bãi như vậy lại là số đông. Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Mình cùng chia sẻ để thêm hiểu biết. Mình nghĩ như vậy là rất đáng quý. Chúc cún nhà bạn hay ăn chóng nhớn như nhợn

Bạn Hòa Hưng chia sẻ: Lúc đầu, khi mới mua cún, chủ cửa hàng mua bán chó nhà dặn không được dùng điều hoà, nên mình đã áp dụng cách lau người cho bé và không thấy bé bị nấm như bạn nói đâu. Vì chó con nhỏ, nên không thể tắm cho bé thường xuyên, mà lông thì cũng chưa dài đến mức phải cắt tỉa để hạ nhiệt.Mình chưa thấy bé cún nào 1-2 tháng, mà bị cô cậu chủ đem ra tỉa lông cả. :D Chỉ chú ý 1 điều là nguồn nước bạn lau cho cún phải sạch, nếu có thời gian, lau người cho cún bằng nước trà xanh để nguội thì tốt, vừa giảm mùi hôi, vừa mát.

Còn điều hoà, mình cũng đã nói rõ là nên bật, nhưng ở nhiệt độ 29-30 đo. Vì là chó nhỏ, nếu bạn bật 24-25 đo, vơsi người, nhiệt độ này là hết sức bình thường, nhưng với chó con 1-2 tháng tuổi ( giống như trẻ sơ sinh) là vô cùng hại. Đây là kinh nghiệm của mình, không phải mình nghe từ bác sĩ thú y nhé. Còn hầu như mình nghĩ nhà ai bật đieefu hoà thì đều dùng cái bình phun hơi nước để làm không khí bớt khô, hoặc không thì đặt chậu nước ra giữa phòng cũng được. Quạt thì mình cũng nghĩ như bạn, chỉ cho chó con hưởng "sái" gió quạt thôi, chứ không nên chĩa thẳng quạt vào.

Đúng là không phải bác sĩ nào cũng đúng, nhưng mình cũng đã thăm dò, nghiên cứu rất kĩ và tìm ra 1 bác sĩ tốt, nhiệt tình, và có tâm với vật nuôi, và có lẽ mình đây may mắn khi chọn đúng người, đơn thuốc bác sĩ đưa ra, với cún của mình, rất hiệu quả.

Bạn Minh Minh chia sẻ: Nếu bạn lau người cho cún, thì lông chỉ hơi ẩm, với thời tiết nóng thì tầm 7-10p là nó khô cong rồi nhé. Mình lau cho cún nhà mình suốt mà. Sau khi khô, tầm 10 phút sau là cún nhà mình lại bò đi lung tung tìm chỗ mát rồi. Còn với thời tiết không quá nóng, thì không nhất thiết phải ngồi lau cho cún, chỉ cần bật quạt cho phe phẩy là ok rồi. Nhà mình trước chưa mua được bình phun sương (khoang 200-300k) để cho cún mát hơn khi trời nóng.

Bạn Thiện Thiện chia sẻ: Chó nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì do thiếu hiểu biết trong khi chăm sóc dẫn đến chết chó . Đối với những người có điều kiện cho chó ăn bằng thức ăn cho chó nhanh lớn dạng khô đóng túi thì tốt ( Nhưng giá thành cao ) . Đối với những người không có điiều kiện thì có thể vào lò mổ mua nội tạng gia xúc như Trâu , Bò , Lợn v.vv .về băm nhỏ nấu nhiễn như cám lợn cùng với cơm , rau , canh thừa sau bữa cơm rất tốt cho chó mà giá thành rẻ . Đừng nên cho chó ăn khô , vì chó ăn no sau đó uống nước thức ăn nở ra sẽ hại cho dạ dầy của chó.

Tham khảo thông tin mua bán chó Alaska ở đâu?

Tìm kiếm những dòng chó  Alaska nhanh nhất tại MuaBanNhanh.com. Để tham khảo giá và các hình ảnh mới nhất của chó Alaska, hãy xem ngay: Chó Alaska

#Cho_Alaska #Cho_Alaska_Con #Cham_Soc_Cho_Alaska #Kinh_Nghiem_Nuoi_Cho_Alaska #Luu_Y_Khi_Nuoi_Cho_Alaska #MBN #MuaBanNhanh #VIPMuaBanNhanh #LyMuaBanNhanh #TPHCM #VietNam

Đăng bởi Hải Lý 29-03-2021 175

Tin nổi bật Chăm sóc thú cưng Chó Alaska