#Cho_Alaskan_Malamute #Cho_Siberian_Husky #Giong_Cho_Alaska #Cham_Soc_Cho_Alaska #Nuoi_Cho_Alaska #Ban_Cho_Alaska #MBN #MuaBanNhanh #VIPMuaBanNhanh #LyMuaBanNhanh #TPHCM #VietNam
Loài quý khuyển duyên dáng này được sử dụng làm thú cưng, chó lao động kéo xe trượt băng và 1 số rất ít có thể giữ nhà hoặc canh giữ kho bãi . Chó là loài động vật trung thành nhất, người bạn đáng yêu nhất của con người. Bạn đã biết cách chăm sóc người bạn đáng yêu đúng cách nhất chưa?
Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân giống và chọn giống, nhất là Alaska, giống chó có rất nhiều dòng khác nhau. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể dùng kinh nghiệm để thay thế kiến thức cơ bản.
Mặc dù các nhà nhân giống chó, ace nuôi chó lâu năm có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ; nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.
Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê. Đó là bản năng "luyện tập" hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những "hỗ trợ vần động, trở mình" cho con, mà chó mẹ còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và "dọn vệ sinh" cho con. Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý các chủ nuôi để chó mẹ và đàn con ở góc tường, mẹ nằm sát tường dễ đè chết con do nghẹt thở. Tốt nhất nên đóng cho chó mẹ 1 “hộp đẻ” (whelping bed) có vách cao khoảng 10 cm để bảo vệ chó con.
Nhịp tim 160 - 200 lần / phút.
Nhịp thở 15 - 35 lần / phút.
Thân nhiệt lúc mới chào đời 34,5 - 36oC - Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường thích nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.
Mở mắt từ 10 - 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.
Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.
Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là "sữa đầu" hay " sữa non".
Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao. Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con.
Nếu chó mẹ được tiêm vaccine 1 tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con xuyên suốt 16 tuần tuổi với các bệnh Pravovirus, carê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc bú quá ít sữa đầu của chó mẹ.
Cũng giống như ở người, "không gì thay thế được sữa mẹ!" đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y.
Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ (vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ.
Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đàn hoặc tìm chó "vú em" là biện pháp tốt nhất thay thế "ăn dặm". Khái niệm "ăn dặm" và "tập cho chó con ăn" vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.
Một em chó Alaska con đáng yêu
Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con.
Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như: Ghẻ demodex (xà mâu), viêm da lở loét, viêm, u tử cung...
Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chủ nuôi chăm sóc kém trong kỳ mang thai.
Đẻ quá nhiều chó Alaska con: Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc... số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to Berger, Rottweiler, Alaska... 6 - 8 con/đàn, có con đẻ trên 10 chó con. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.
Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.
Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai.
Cho ăn dặm quá sớm...
Dưới đây là một bản hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc chó Alaska từ lúc phối giống, mang bầu, đỡ đẻ, sinh con, nuôi con.
Hướng dẫn chăm sóc chó Alaska mang bầu và nuôi con
Thời gian chó mẹ dễ bị sảy thai là ngày thứ 28-45 cho nên phải chăm sóc thật kỹ lưỡng chó mẹ trong suốt thời gian mang thai:
Điều quan trọng không kém là trước khi tiên liệu sẽ cho chó mẹ đẻ mổ, cấm tuyệt đối không cho chó mẹ ăn bất cứ thứ gì trước ba (03) tiếng đồng hồ. Để kiểm tra chó mẹ, bạn có thể quan sát khi chó bắt đầu có dấu hiệu chạy quẩn chạy quanh kiếm ổ, quào ổ là thời gian ta bắt đầu tính để không cho chó ăn từ lúc đó.
Khi chúng quần ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở gấp, lưỡi thè dài ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ càng tới gần, bụng gồ lên- trườn xuống phía bụng dưới. Bạn thấy chó mẹ gồng mình lên để rặn và bạn để ý xem túi thai bóng chứa dịch ối sẽ lòi ra ngay cửa âm hộ chó mẹ, bạn đỡ giúp chó mẹ hay để tự nó rặn. Bạn chờ cơn rặn kế tiếp, bạn sẽ đỡ xoay, kéo nhẹ nhàng cún con ra còn nằm trong túi thai. Xé nhanh túi thai, dùng “panh” kẹp cuốn rốn, chuẩn bị vài khăn mềm vừa làm khô chó con, vừa đưa lên ngay miệng cho chó mẹ nó liếm, dùng tay mát xa vùng bụng chó mẹ theo chiều xuống để giúp chó mẹ đẩy các túi nhau còn lại ra dần cho chó con kế tiếp theo cơ hội chui ra.
Nếu chó con có biểu hiện ngạt nước ối (người mềm nhũn ít cử động), bạn cầm chú chó con trên 2 tay, xoay đầu ra trước , vảy xuống nhẹ nhẹ để làm nước ối văng ra khỏi mũi miệng và mát xa hai bên phổi cho cún ngay. Tới khi bạn thấy chú cún tự thở được và khóc tiếng khóc chào đời là bạn yên tâm. Kỹ hơn, bạn có thể sắm thêm dụng cụ hút đàm (dùng cho trẻ sơ sinh) có bán tại các cửa hàng dụng cụ y khoa.
Xong xuôi, bạn pha khoảng 100cc nước trà đường pha chút muối ấm cho chó mẹ uống- cuộc vượt cạn của chó mẹ đã thành công
Tránh gió, tránh người lạ, ăn đồ ăn ấm, không mỡ hành dành cho chó mẹ- một ngày 4 lần ăn, 3 lần sữa, bảo đảm chó mẹ lẫn con tròn trịa mạnh khoẻ.
Dấu hiệu của chó mẹ hạ can xi: Thở nhanh - sau đó lè lưỡi ra- tiếp đó là chân tay cứng, đứng lên không được, nhìn bắp cơ thấy giật giật liên hồi. Cấp cứu ngay lập tức bằng cách dùng calcisandoz 500mg. Bẻ 1/4 viên pha với nước bơm vào miệng từng chút một cho chó mẹ rồi mang đi cấp cứu ngay. Đừng quên giữ ấm chó mẹ nhưng không quá nóng.
Căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần phối và thời gian phối. Khác với phương Tây chỉ phối duy nhất 1 lần, tại VN thường yêu cầu phối 2 lần.
Bụng nhỏ, số thai càng ít thì thời gian mang thai càng đc kéo dài. Chủ nên để ý những chó cái mang bầu trên 64 ngày mới sinh thì số lượng chó con sẽ ít. Đặc biệt có trường hợp chó mẹ chửa đến 68 - 70 ngày thì chó con cũng đặc biệt ít hơn.
Ngược lại thai càng nhiều chó mẹ sẽ đẻ càng sớm, có con 57 - 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con ‘già ngày hơn’.
Các dấu hiệu khi chó mẹ sắp đẻ
Dĩ nhiên bạn đã chuẩn bị chỗ đẻ cho chó mẹ, nhưng lưu ý phòng dành cho chó mẹ đẻ cân thoáng mát, đủ ấm, đủ ánh sáng, nhất là phải tuyệt đối yên tĩnh, hạn chế tiếp xúc với người và tất cả chó khác.
Cần thiết đóng khay gỗ (whelping bed) cho chó đẻ, kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, cao tối đa 20 cm, lót vải sạch.
Không ép chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh.
Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như: thịt, sữa, thậm chí không cho ăn cả trứng vịt lộn…
Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng 4 – 6 tiếng sau không đẻ, không có cơn rặn… cần mời Bác sỹ thú y thăm khám và tư vấn.
Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.
Tốt nhất là để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.
Đau đẻ lâu từ 6 – 8 giờ mà chưa đẻ - Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra.
Đối với loài chó, khái niệm “thai ngược” không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước mà là ‘tư thế thai’.
Các ngôi thai ngược được hiểu như sau:
Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ có 1 chi thò ra; Ra một hoặc hai chi trước nhưng đầu không ra; Đuôi ra trước nhưng một hoặc hai chân sau không ra.
Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế ‘thuận’ của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.
Ăn nhau thai là phản xạ tự đỡ đẻ và chó mẹ tự cắn rốn cho con.
Nếu can thiệp đỡ đẻ cũng chỉ nên cho chó mẹ ăn 1 – 2 nhau thai thôi, vì dễ gây đầy bụng khó tiêu sau khi sinh.
Cột cuốn rốn cách da bụng 1 cm bằng chỉ cọng lớn sau khi đã sát trùng tốt để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván hoặc kẹp bằng pince cầm máu.
Không nên cắt quá sát da bụng hoặc để chó mẹ tự cắn rốn cho con dễ bị sa ruột (hernia rốn) về sau.
Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.
Cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng. Để mẹ con yên tĩnh. Dọn dẹp sắp xếp lại ổ đẻ, thay mới lót đẻ bằng vải khô, sạch.
Vệ sinh lau khô sạch chó con. Có đôi khi vì chó mẹ quá ham con nên ace nên vừa vệ sinh chó con vừa để chó con trước mặt cho chó mẹ liếm con.
Vệ sinh thật sạch vùng lông đuôi và phần mông của chó mẹ. Dùng nước vệ sinh phụ nữ pha loãng thường xuyên rửa âm hộ chó mẹ có khi cả tuần mới hết dịch nhờn.
Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ đẻ dễ làm chó con bị kẹt không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè dẫm chết con.
Chó Alaska đẻ
Mùa này khắp nơi trong nước chó mang thai nhiều nên ai nuôi chó, nhất là những người mới nuôi chó đẻ hoặc chó nhà bị sanh khó, sanh muộn sau 65 ngày mang thai cần biết. Kiến thức mình vẫn còn hạn hẹp, rất mong các chuyên gia nuôi chó đẻ lâu năm chỉ giáo thêm
Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để bảo đảm "Mẹ tròn con vuông". Phần lớn chó tự đẻ theo bản năng nhưng nếu không có sự quan tâm của chủ nuôi, rất dễ xảy ra tổn thất đáng tiếc. Có những giống chó đẻ khó hoặc không có khả năng đẻ như Bull Dog, Boxer, nhất là Chihuahua...hoặc chó được chăm nuôi quá kỹ đến nổi thừa cân và ngược lại bị còi cọc ốm yếu cũng dẫn đến việc đẻ khó. Trong một ca đẻ, có con sinh ra dễ dàng, có con ra khó do nhiều lý do khác nhau: tư thế ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe hoặc khả năng bẩm sinh của chó mẹ.
Vì vậy đỡ đẻ là hỗ trợ rất cần thiết, chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết về sinh sản của chó chưa đủ mà còn có kỹ năng khéo léo cuả đôi bàn tay của con người. Để an toàn hơn, bạn cần sự hỗ trợ của các nhà nhân giống chuyên nghiệp hoặc các Bác sỹ Thú Y có kinh nghiệm.
Có thể chia ra 3 giai đoạn để nhận biết chó sắp đẻ:
Dạo ổ: Trước khi đẻ 24 giờ, các vú chó mẹ bắt đầu tiết sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa xón, đái giắt). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.
Từ 12-2 giờ trước khi đẻ: Kiểm tra thân nhiệt (trực tràng), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7'C- 37.5'C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh ở miền Bắc, các tỉnh vùng cao như Đà Lạt, Kontum, Ban Mê Thuộc hoặc các tỉnh miền Tây cho bị ướt do mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ.
Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.
Xử lý: Thông báo ngay chó bác sỹ Thú y hoặc các chuyên gia sinh sản đến khám trước khi sinh.
Đau đẻ, sắp đẻ: Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh, thở mạnh. Thường quay đầu lại liếm âm hộ. Rặn từng cơn.
Lưu ý quan trọng: Nếu có nước ối màu xanh đục chảy ra mà con chưa ra là dấu hiệu bất thường. Rất cần sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc bác sỹ thú y.
Đẻ: Có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả con chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.
Can thiệp khẩn cấp: Nếu đã lòi ra ngoài 1/2 thân chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng thủ thuật kéo nhẹ nhàng chó con hướng lực từ trên xuống dưới, từ trứơc ra sau càng nhanh càng tốt. Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi chó con kêu thành tiếng.
Khi quyết định nhận nuôi và chăm sóc chó Alaska, bạn sẽ phải lưu ý cách giúp chúng luôn khỏe mạnh, hoạt bát.
Những tiểu tiết cực quan trọng khi chăm sóc chó Alaska
Thông minh, thân thiện, thích trẻ con và hòa đồng với các vật nuôi khác, kể cả mèo. Dù là cái hay đực thì chó Alaska luôn rất vâng lời, trung thành, chịu khó tập luyện, có khả năng nhớ đường tốt. Những ưu điểm đó đã khiến cho giống chó này rất được lòng những người yêu chó, tuy nhiên khi muốn nhận nuôi và chăm sóc chó Alaska, bạn sẽ phải có chế độ chăm sóc hợp lý để chúng khỏe mạnh và hoạt bát.
Kiểm tra kỹ nguồn gốc của chó Alaska trước khi mua
Dù đã rất thích một con chó Alaska nhưng việc đầu tiên bạn nên làm khi quyết định nuôi loại chó này là tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất sứ của nó vì rất có thể bạn mua chó Alaska đã đang ủ bệnh trong người, chưa nói đến chi phí chữa chạy, căn bệnh có thể lây lan sang các thú cưng khác bạn đang nuôi.
Vệ sinh cho chó Alaska
Khi xác định nuôi bất cứ một con vật nào làm thú cưng, bạn đều phải giữ vệ sinh cho nó như chính bản thân mình. Đặc biệt là những giống chó có bộ lông dày, tốt như chó Alaska, chó Husky, hay chó Samoyed. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nói chung sẽ giúp chó khỏe mạnh hơn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh chuồng, bát của chúng để giúp thú cưng của bạn hạn chế được một phần bệnh tật. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi của chúng thoáng mát khi nóng, ấm áp khi lạnh. Chó Alaska dễ bảo nên ngay khi đem về nhà nuôi bạn nên để cho chúng loanh quanh trong nhà làm quen với môi trường và tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Đưa chó Alaska đến trạm thú y đều đặn
Đưa thú cưng đến trạm thú y để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một việc rất thiết thực trong việc chăm sóc nó, không chỉ đối với chó Alaska mà còn nên làm với tất cả các loại thú cưng khác. Nếu không thể đến trạm thú y lâu dài, ít nhất cũng nên đến vài tháng đầu để được tiêm phòng cẩn thận và kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu.
Chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi chó Alaska
Có thể chia ra làm 3 đến 4 bữa/ngày tùy theo khả năng ăn của chó. Nếu bắt chó con, thời gian đầu nên cho chó con ăn với khẩu phần ăn tương tự như ở nhà chủ cũ, sau một thời gian làm quen, bạn có thể cho ăn theo thực đơn của mình. Thức ăn của chó Alaska có thể gồm thịt nạc, cơm nhão, loại rau mà nó thích, thỉnh thoảng bổ sung thêm thức ăn có canxi như trứng vịt lộn, cổ gà tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều. Đặc biệt không nên cho ăn nhiều thức ăn tanh, mặn, đồ nhiều mỡ bởi vì có thể khiến chúng bị bệnh đường ruột.
Rèn luyện thói quen vận động cho chó Alaska
Nơi ở lý tưởng cho một chú chó Alaska là một ngôi nhà có sân rộng, đủ không gian để chúng chạy nhảy, hoạt động. Tuy chúng có thể sống ở một nơi chật hẹp nhưng cần phải cho chúng tập thể dục hàng ngày, đó là nhu cầu rất thiết thực của loài cho kéo xe. Nếu không được hoạt động đủ, chúng sẽ sinh ra bực bội, phá phách. Vì vậy nếu yêu thích và muốn sở hữu một chú chó Alaska, bạn phải sẵn sàng tinh thần hoạt động cùng với nó, dắt nó đi dạo thường xuyên.
Chăm sóc lông cho chó Alaska
Đối với chó Alaska, chúng có bộ lông tốt, dày, đều và rậm. Vẻ đẹp của một chú chó được đánh giá rất nhiều qua bộ lông của chúng. Để có một chú chó Alaska đẹp long lanh thì tất nhiên bạn cần nhiều thời gian chăm sóc không chỉ sức khỏe bên trong mà còn cả vẻ ngoài cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông cho chó Alaska, tốt nhất là một ngày một lần. Khi tắm nên dùng sữa tắm chuyên dụng dành cho chó, có độ pH vừa phải khiến lông chó không bị xù và xơ. Khi tắm xong nên lau khô lông cho chó Alaska ngay vì nếu để lông bị ẩm ướt, sẽ rất dễ sinh bệnh viêm da hay bệnh về đường hô hấp. Nếu không có thời gian tắm ướt, bạn có thể thi thoảng tắm khô cho chó Alaska bằng cách thoa phấn rôm trẻ em rồi sấy khô cho thơm tho.